Chậu trồng lan không thể thiếu đối với những người yêu lan và thích chăm lan. Sự xuất hiện của chúng thay thế những loại giá thể trồng thông thường như thân gỗ, gỗ lũa. Với ưu điểm dễ vận chuyển và dễ thay mới, nhỏ gọn nên càng ngày càng phổ biến hơn. Nếu bạn là một người mới chơi, mới tìm hiểu về lan thì có đừng bỏ qua những kinh nghiệm về chậu trồng lan này nhé.
Xem thêm
Loại chậu trồng lan được dùng nhiều nhất 2020
Dưới đây Vườn Lan Huyền Vinh xin giới thiệu những kiểu chậu trồng được sử dụng đa số trong năm 2020. Với nhiều mục đích khác nhau như trồng, nhân giống, buôn bán… Và phù hợp với từng loại lan, từng cách trồng khác nhau.
Chậu trồng lan đất nung
Phổ biến nhất và có tuổi đời lâu nhất đó chính là những mẫu chậu bằng đất nung. Chúng được sử dụng rộng rãi từ rất lâu cho tới khi phong trào chơi lan nở rộng trong thời gian gần đây. Ưu điểm tốt cho lân khi có khả năng giữ ẩm, nước tốt.
Ưu điểm
- Kích thước nhỏ gọn tiện lợi trồng trong khu vực nào cũng được. Trước cửa nhà, trong phòng dạng treo, ban công, sân thượng hoặc vườn lan chuyên dụng.
- Dễ di chuyển những không gian khác nhau. Có thể chế thêm quai treo để tăng diện tích trồng hơn.
- Dễ chăm sóc, quan sát sự thay đổi của từng loại lan khi ra rễ, nảy mầm, ra hoa.
- Bên dưới có các lỗ nên hạn chế lan bị úng do thừa nước.
- Chất liệu đất nung cũng khá tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của lan.
- Ít có mầm bệnh trên chậu đất nung
- Có khả năng giữ ẩm khá tốt.
- Độ bền cao khi có thể sử dụng 5-10 năm vẫn dùng tốt. Độ bền của chúng tương đương với những viên gạch, ngói.
Nhược điểm chậu đất nung
- Chỉ trồng được các loại lan kích thước nhỏ. Với những giò lan lớn hoặc lan kích thước lớn sẽ không sử dụng được.
- Độ bền cao nhưng nếu khi gặp gió hoặc vô tình rơi sẽ vỡ ngay lập tức.
- Giá thành cao hơn so với các loại chậu khác. Giá của chúng 30-40.000đ/chậu. Loại nhỏ có thể từ 10-15.000đ/chậu.
- Trọng lượng lớn nên cũng cân nhắc lựa chọn khi treo giàn. Nếu không làm giàn chắc bằng kim loại có thể bị sập bất cứ lúc nào.
- Giá thành cao khi vận chuyển đi xa. Do cách tính phí vận chuyển theo trọng lượng, kích thước nên khiến giá tăng lên. Những người sử dụng chậu dất nung thường là cây lan giá trị cao hoặc dùng nuôi chơi.
Chậu trồng lan bằng gỗ
Có tính thẩm mỹ tốt khi trồng và cũng khá tốt cho lan. Nhưng nếu để dùng phổ biến số lượng lớn thì thường không lựa chọn. Chỉ thích hợp với số lượng nhỏ hoặc nếu sử dụng thì là những dòng lan cao cấp.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ và vẻ đẹp tốt khi chúng được làm khá tỉ mỉ và chắc chắn. Nâng cao giá trị, thẩm mỹ của giò lan.
- Chắc chắn khi chúng được liên kết với nhau bằng những sợi kết nối kim loại hoặc nhựa chắc.
- Hình dáng thẩm mỹ đã dạng tùy theo từng đơn vị sản xuất.
- Độ bền tạm ổn khi có thể sử dụng 4-5 năm tốt. Thoải mái va chạm, rơi mà vẫn không bị vỡ hoặc biến dạng.
- Trọng lượng nhẹ hơn các loại chậu đất nung nhưng so với các loại chậu khác nặng hơn.
- Độ thông thoáng tuyệt vời khi hoàn toàn loại bỏ được tình trạng ứ đọng nước.
- Hạn chế tình trạng hấp thụ nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao tại miền Bắc.
Nhược điểm
Giá thành khá cao do nhiều công, tỉ mỉ nên ít khi được sử dụng trong quy mô lớn. Mức giá rẻ nhất của chúng khoảng từ 40.000đ/chậu hoặc có thể vài trăm nghìn. Ngoài ra nếu không được xử lý kỹ thì việc mối mọt có thể sảy ra. Hơn nữa đây cũng là môi trường sinh trưởng tốt của nấm mốc.
Chậu vỏ dừa
Đối với những người yêu lan thì chắc chắn không còn quá lạ lẫm với các chậu bằng vỏ dừa, gáo dừa. Rất độc đáo, dễ kiếm, giá rẻ được nhiều người tận dụng trồng lan, trồng cây. Tuy nhiên chúng cũng có những tác dụng hạn chế mà nếu sử dụng cũng cần nghiên cứu kỹ.
Ưu điểm chậu vỏ dừa trồng lan
- Rẻ và rất dễ kiếm số lượng lớn. Chúng cũng giống như xơ dừa khi có thể tìm mua với số lượng hàng nghìn cái một cách dễ dàng.
- Tính thẩm mỹ tốt khi tạo nên sự độc đáo tuyệt vời cho giò lan, chậu cây. Một số giò lan bằng chậu gáo dừa còn được khắc hoa văn hoặc chữ để làm quà tặng.
- Trọng lượng khá nhẹ so với các loại chậu trồng lan khác. Vì thế mà việc vận chuyển hoặc treo lên giàn không quá nặng.
- Nếu được khoan các lỗ thoát nước thì chúng sẽ thoát nước tốt hơn sử dụng thông thường.
Nhược điểm chậu lan bằng vỏ dừa
- Nếu không xử lý kỹ càng có thể khiến chết lan và hỏng bộ rễ. Trong vỏ dừa có rất tanin và Lignina gây hại cho cây và rễ lan.
- Độ bền kém khi chỉ sử dụng trong khoảng 2-3 năm là chúng bắt đầu bị mục gãy. Vì thế mà nếu muốn thì chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian này mà thôi.
Chậu trồng lan bằng nhựa
Phong cách hiện đại và được ưa chuộng rộng rãi trong tất cả các nhà vườn. Nhờ đó mà chi phí đầu tư vườn lan cũng giảm xuống rất nhiều. Hơn nữa nếu muốn gửi lan đi xa cũng dễ hơn do trọng lượng nhẹ hơn.
Ưu điểm của chậu lan bằng nhựa
- Trọng lượng nhẹ khi chỉ nặng vài lạng. Giúp cho giàn bớt nặng treo được nhiều lan hơn. Vận chuyển đi xa cũng tốn ít tiền cước phí hơn.
- Chi phí để đầu tư trồng lan bằng chậu nhựa rẻ. Giá của chúng chỉ khoảng 3-5000đ/chậu nên có thể mua số lượng lớn dễ dàng.
- Độ bền cao khi sử dụng nhiều năm không hỏng. Bất chấp mưa nắng, nhiệt độ khắc nghiệt vẫn đảm bảo vòng đời sử dụng cao.
Nhược điểm
Do làm bằng nhựa nên khả năng chịu lực kém. Nếu như không may va đập hoặc rơi thì chắc chắn sẽ vỡ. Vì thế hãy đảm bảo khoảng cách cũng như treo chắn cẩn thận tránh để chúng rơi nhé.
Chậu trồng lan nhựa giả gỗ
Kết hợp được vẻ đẹp tinh tế của chậu gỗ và ưu điểm nhẹ nhàng, giá thành rẻ của chậu nhựa. Đây cũng có thể là một lựa chọn tuyệt vời dành cho chủ nhà vườn khi tìm các loại chậu trồng lan.
Ưu điểm
- Vẻ đẹp cao, tính thẩm mỹ tốt như các loại chậu bằng gỗ.
- Trọng lượng nhẹ như các loại chậu lan nhựa.
- Độ bền cao khi sử dụng 3-5 năm dễ dàng.
- Độ thông thoáng tốt khi có thể chủ động được vấn đề này.
Nhược điểm
- Giống như chậu nhựa khi chúng khá giòn tuy nhiên độ chịu lực tốt hơn.
- Các nan thưa nên cần sử dụng thêm các loại lưới lót để tránh rơi rớt giá thể ra ngoài.
Với những loại chậu trồng lan này thì các bác hãy cân nhắc chọn loại chậu phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình nhé.
Lưu ý khi chọn chậu trồng lan
Tùy vào từng loại lan, kích thước, đặc điểm sinh sống mà chọn loại chậu phù hợp. Không phải loại lan nào cũng có thể sử dụng loại chậu lan khác nhau. Dưới đây là những lưu ý cần thiết.
Chú ý dòng lan
Tùy từng loại lan mà có những đặc điểm sinh trưởng khác nhau. Vì thế khi chọn chậu trồng lan cần chọn loại phù hợp nhất. Nắm rõ đặc điểm của từng loại lan sẽ giúp khác hàng tìm kiếm được những loại chậu phù hợp. Không phải loại lan nào cũng có thể sử dụng bất cứ loại chậu giống nhau.
Trọng lượng của chậu
Đối với những người nuôi nhỏ lẻ, nuôi chơi thì yếu tố này không quan trọng. Tuy nhiên với những nhà vườn thì nên chú ý. Khả năng chịu tải của vườn trồng, khung treo cũng như là trọng lượng khi vận chuyển. Vì thế mà hãy lựa chọn loại chậu phù hợp nhất. Ví dụ chậu trồng lan giống khác với chậu trồng lan quý. Chậu cây giống không cần phức tạp và cần nhẹ nhất. Sao cho giảm chi phí khi vận chuyển tốt nhất.
Ngoài ra cũng cần chú ý tới kích thước của chậu. Từng dòng lan tương ứng sẽ có chậu tương ứng. Sao cho cân đối với trọng lượng và tính thẩm mỹ. Không thể trồng 1 lan kích thước nhỏ trong 1 chậu to đùng. Như thế sẽ rất là kệch cỡm không có tính chuyên nghiệp, thẩm mỹ.
Thoát nước
Đa phần các loại cây khi trồng vào chậu đều cần đảm bảo điều này. Nếu không thoát nước cây bị thối rễ và dẫn tới chết. Vì thế mà nên tìm cách cải thiện khả năng thoát nước. Đục lỗ để thoát nước nếu chậu chưa có. Hoặc khi trồng lan nên đặt bên dưới 1 miếng xốp nhỏ để hạn chế bị úng nước.
Xử lý trước khi trồng
Các loại chậu trồng lan có những đặc điểm khác nhau. Nắm rõ từng đặc điểm của từng loại chậu mà có hướng xử lý phù hợp. Ví dụ như chậu bằng gỗ, vỏ dừa cần xử lý các chất như thế nào? Chậu gỗ nên xử lý bằng nước vôi trong như thế nào? Tránh ẩn chứa mầm bệnh có thể gây nguy hại cho lan.
Tính tới độ bền
Ưu tiên những loại chậu độ bền cao khi nuôi lâu dài hoặc nơi thường xuyên mưa gió bão. Còn đối với những dòng lan giống thì ưu tiên các chậu có độ bền chi phí thấp và trọng lượng nhẹ. Những giò lan giá trị nên cho vào chậu đắt tiền để đảm bảo hơn.
Chi phí
Giá thành là yếu tố cần quan tâm đầu tiên khi lựa chọn chậu trồng lan. Không cần thiết phải là chậu đắt tiền khi tìm chậu. Ưu tiên chậu dễ sử dụng và vận chuyển chi phí thấp. Sẽ thích hợp khi trồng lan số lượng lớn hơn rất nhiều.
Mua chậu trồng lan ở đâu?
Thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay thì việc tìm địa chỉ mua chậu trồng lan không khó. Trên facebook hoặc những sàn thương mại điện tử như Lazada hay Sendo, Shopee đều có thể. Lựa chọn những địa chỉ bán uy tín nhất và giá rẻ nhất lựa chọn cho mình. Ưu tiên hình thức vận chuyển COD thanh toán – nhận hàng để tránh bị lừa đảo.
Với những loại chậu cao cấp bằng gỗ thì nên tìm tới các xưởng gỗ để đặt kích thước và kiểu dáng phù hợp nhất. Sao cho phù hợp với từng dòng lan mà khách hàng mong muốn. Chú ý chất liệu gỗ sao cho đảm bảo được khả năng sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra nếu yêu thích dòng chậu đất nung thì có thể tìm tới Bát Tràng. Tại đây nổi tiếng dòng đồ gồm sứ nên chắc chắn bạn sẽ tìm được mẫu chậu trồng lan ưng ý. Đặc biệt các loại lan quý hiếm thì cho vào chậu cao cấp sẽ rất đẹp.
Với những chia sẻ của Vườn Lan Huyền Vinh hy vọng các bác đã có thêm kinh nghiệm về cách chọn chậu trồng hoa lan. Chúng tôi sẽ rất vui nếu nhận được đóng góp từ các bạn. Hãy inbox cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé.