Chậu trồng lan hồ điệp khá đa dạng và phong phú. Do sức sống mãnh liệt nên chúng có thể trồng vào nhiều loại chậu khác nhau. Người chơi có thể tự do lựa chọn các loại chậu trồng lan phù hợp với sở thích và điều kiện của mình. Ngoài ra số lượng cành lan cũng quyết định nên chọn loại chậu nào. Dưới đây là những loại chậu thường dùng nhất khi trồng lan hồ điệp.
wiki pedia
5 loại chậu trồng lan hồ điệp có thể tham khảo
Dưới đây chúng tôi gợi ý các loại chậu trồng lan hồ điệp được nhiều người sử dụng. Tùy mục đích, kích thước, số cành mà có thể chọn theo từng loại khác nhau.
Chậu nhựa trồng lan hồ điệp
Đây là loại chậu khá phổ biến vì tính tiện dụng của chúng. Với trọng lượng nhẹ, độ bền cao và giá thành rẻ nên được nhiều người chọn. Hơn nữa các nhà vườn cũng ưu tiên loại chậu này. Giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ sẽ tiết kiệm thêm nhiều chi phí. Nhất là chi phí vận chuyển khi trọng lượng của giò lan không quá lớn. Nếu không may va đập hay rơi vỡ cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới giò lan.
Chậu bằng nhựa phù hợp với tất cả mọi người chơi bởi sự đơn giản tiện dụng. Có thể di chuyển qua nhiều không gian trở nên dễ hơn. Phù hợp với số lượng cành từ 1-2 cành là tốt nhất.
Mức giá rẻ từ 2000đ/chậu tới 10.000đ/chậu tùy kích thước.
Chậu trồng lan hồ điệp bằng đất nung
Phổ biến không kém đó là các loại chậu đất nung. Kiên cố hơn, độ bền cao hơn so với các loại chậu khác. Tuy nhiên chúng lại có trọng lượng nặng và giá thành cao. Nếu không may va đập thì có thể bị vỡ ngay lập tức. Vì thế chậu đất nung thường người chơi sẽ xác định chơi lâu dài. Các nhà vườn cũng không lựa chọn chậu đất nung. Lý do khá đơn giản do chúng nặng giàn treo và phí ship tăng do quá nặng.
Chậu đất nung có thể dùng vài năm vẫn còn sử dụng tốt. Thích hợp trồng với những giò lan lớn hơn 1 chút. Có thể là 1-3 cành để tạo nên vẻ đẹp tốt nhất.
Mức giá chậu đất nung từ khoảng 15.000đ-20.000đ/chậu.
Chậu trồng lan hồ điệp bằng sứ tráng men
Nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ của chậu lan và giò lan thì người ta cũng sử dụng các loại chậu sứ. Đây thường là những giò lan được bán bởi các cửa hàng. Chậu sứ được tráng men cẩn thận vừa sạch sẽ vừa có thể mang tới vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Kích thước chậu sứ thay đổi theo số cây. Nếu là giò lan nhỏ thì 1-2 cây với chậu sứ tròn. Với các giò lan cỡ lớn thì có thể là các chậu cực lớn, siêu lớn. Được dùng nhiều ở các sảnh chờ của ngân hàng, khách sạn. Các chậu trồng lan này có thể là 3 cành, 5 cành hoặc 9 cành.
Mức giá có thể từ 30-50.000đ/chậu.
Chậu trồng lan hồ điệp bằng gỗ
Tăng thêm tính nghệ thuật của chúng thì nhiều người sử dụng các loại chậu gỗ. Chúng không phải là những chậu gỗ thông thường mà được tạo thành hình dáng độc đáo. Hình dáng phổ biến nhất là hình con thuyền. Những dạng chậu trồng lan này thường được đem làm quà tặng cho bạn bè, người thân trong dịp khai trương. Sự kết hợp giữa chậu lan hình con thuyền và hoa lan hồ điệp với ý nghĩa vươn mình ra khơi tìm thành công mới. Kết hợp ý nghĩa hoa lan hồ điệp sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn cho người sử dụng.
Mức giá chậu này từ 30-50.000đ/chậu. Với những chậu gỗ đẹp có thể là 70-100.000đ/chậu.
Chậu gáo dừa
Dân dã hơn, giá thành rẻ hơn và đẹp hơn là các chậu gáo dừa. Chúng được tận dụng từ những vỏ dừa bỏ đi. Vỏ bên ngoài thì có thể làm giá thể trồng lan. Gáo dừa làm chậu trồng lan. Trọng lượng nhẹ và độ bền vừa phải khi giữ được trong 2-3 năm. Tuy nhiên nếu chọn chậu trồng lan hồ điệp bằng gáo dừa thì cần xử lý cẩn thận trước khi sử dụng. Ngâm nước vôi trong và phơi khô giảm thiểu các chất có hại tới lan trong vỏ dừa.
Mức giá của chậu gáo dừa vào khoảng 10-20.000đ/chậu tùy kích thước và hoa văn trên chậu.
Cách trồng lan hồ điệp vào chậu
Trồng lan vào chậu là công đoạn bắt đầu chơi của bất cứ ai. Cách trồng lan hồ điệp không khó. Bởi chúng là loại lan có sức sống mãnh liệt nên có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Dưới đây là những tóm tắt về hướng dẫn trồng loại lan này.
- Nếu là lan hồ điệp giống mới trồng thì chúng ta có thể giữ nguyên giá thể cũ để trồng. Nếu là cây lan mới hoặc trồng sau tết thì cần loại bỏ những giá thể cũ để đảm bảo.
- Cắt đi các rễ thối, rễ già, lá thối, cành hoa đã tàn tập trung nuôi cây.
- Rửa sạch bằng nước và bôi vôi vào các vết cắt.
- Rửa chậu lan hồ điệp loại bỏ các nấm bệnh.
- Giá thể lựa chọn xơ dừa, than củi, vỏ thông.
- Trồng lan hồ điệp vào chậu như bình thường và lấp đầy giá thể. Nên trồng thấp xuống viền chậu khoảng 1cm.
Chi tiết cách trồng lan hồ điệp có thể xem thêm tại đây.
Cách sang chậu lan hồ điệp
Cũng tương tự với các bước trồng của thân lan hồ điệp. Tuy nhiên khác biệt là có thể không phải thay giá thể nếu chỉ đơn giản chuyển chậu trồng to hơn. Việc giữ nguyên giá thể không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Việc của chúng ta chỉ bổ xung giá thể và phun thuốc kích rễ đảm bảo rễ ra bám lấy giá thể mới. Kết hợp với đó là việc chăm sóc, tưới bón sao cho phù hợp nhất.
Ở đâu bán chậu lan hồ điệp?
Khách hàng có thể tìm mua chậu lan hồ điệp tại các cửa hàng, vật tư lan. Ngoài ra những trang thương mại điện tử như shopee, sendo, lazada cũng bán rất nhiều. Tại đây chọn những cửa hàng bán uy tín với mức giá rẻ là được. Có thể mua lẻ hoặc mua combo từ 5 cho tới 10 chậu 1 lần sẽ có giá rẻ hơn. Dưới đây là những đường link tham khảo cho các bác nhé.
Hy vọng rằng các bác đã biết cách chọn chậu trồng lan hồ điệp. Và lựa chọn loại chậu phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nếu cần thêm trợ giúp thì hãy comment xuống bên dưới nhé.
Dưới đây là những bài viết mà Huyền Vinh Orchid nghĩ rằng sẽ hữu ích cho các bác.
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Sau Tết Ra Hoa Tiếp
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Xơ Dừa Tại Nhà
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Vỏ Thông Ai Cũng Làm Được