Lan đai châu bị vàng là gốc là tình trạng thường gập của không chỉ người mới chơi lan mà cả nhà vườn. Chúng có thể khiến lan bị vàng lá và dần dần thối lá, bị rụng. Có thể lan sang những lá cây khác khiến cây vừa xấu đi lại có thể bị chết. Vì thế mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả để loại bỏ tình trạng vàng lá nhanh chóng.
Cách trồng lan đai châu sống khoẻ
Nhận biết lan đai châu bị vàng lá gốc
Sự khác biệt của màu sắc lá cũng có thể dễ dàng báo hiệu cho chủ nhân biết chúng đang bị vàng lá. Đặc biệt là ở phần cuống lá hoặc những lá phía dưới gần gốc sẽ bị vầng đầu tiên. Dần dần tình trạng này có thể lan tới những cặp lá khác của lan đai châu. Khi đã vàng toàn bộ lá thì có thể tình trạng của lan đã khá nặng. Tuy nhiên nếu may mắn vẫn có thể khiến cho lan có thể lấy lại được sức sống của mình.
Nguyên nhân lan đai châu bị vàng lá
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đai châu bị vàng lá gốc. Tìm hiểu được nguyên nhân thì cách xử lý cũng có thể dễ hơn rất nhiều.
Vào mùa nghỉ, mùa hoa
Vào những mùa này thì cũng có thể khiến lan đai châu bị vàng lá gốc và rụng. Đơn giản là chúng cần tập trung lực để sinh trưởng và phát triển, ra hoa nên có thể những lá già dưới gốc vàng và rụng. Đây là điều hết sức bình thường đối với lan mà chúng ta không nên lo lắng.
Do điều kiện môi trường
Những điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Khi đó lan đai châu sẽ tự tìm cách bảo vệ mình bằng cách vàng lá gốc và rụng dần. Để phòng dinh dưỡng và chất cho cây đợi cho tới khi thích nghi trở lại. Đây là cơ chế chung của hầu như tất cả các loại cây khi gặp bất lợi về môi trường sống.
Do lực của cây
Khi cây lan yếu thì việc chúng bị héo lá, vàng lá là điều hiển nhiên. Nó cũng giống như con người khi ốm yếu thì thường xanh xao, vàng vọt. Có thể gầy còm lại và thiếu sức sống. Đó có thể do thiếu phân, thiếu nước hoặc một bộ phận nào đó trên cây có vấn đề. Có thể là rễ của cây bị đứt, cắt hoặc bị thối cũng là nguyên nhân khiến lan đai châu bị vàng lá gốc.
Do sâu bệnh, nấm khuẩn
Những loại nấm, mầm bệnh cũng có thể khiến thân lan bị vàng lá. Hơn thế nữa tệ hại hơn cả là tình trạng thối lá, nhũn lá. Vì thế mà chúng ta cần quan sát thường xuyên để phân biệt được các nguyên nhân gây bệnh. Vàng lá do yếu tố ngoại cảnh môi trường hay do mầm bệnh và nấm. Từ đó tìm ra cách xử lý một cách hiệu quả.
Phân biệt lan đai châu bị vàng lá và thối lá như thế nào?
Thối lá và vầng lá là 2 bệnh khác nhau. Mức độ nguy hiểm cũng tương đối khác nên chúng ta cần phân biệt. Khi thấy lá lan vàng lá và héo dần, trên bề mặt không có các chấm đen, vết thối thì có thể là do điều kiện môi trường bình thường. Hoặc cũng có thể do cây lan tự vàng lá, rụng lá khi quá già hoặc vào mùa hoa, mùa nghỉ.
Ngược lại khi nhận thấy trên bề mặt lan có những đốm đen nhỏ li ti và to rộng ra lan dần thì đó có thể do thối lá do vi khuẩn. Chúng có thể lan nhanh chóng gây thối lá, thối thân và ảnh hưởng tới những cây khác. Vì thế cần tiến hành xử lý ngay để tránh lây lan và đảm bảo cho cây,
Cách xử lý lan đai châu bị vàng lá gốc như thế nào?
Nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh cũng như đặc tính sinh trưởng và phát triển của lan đai châu thì việc xử lý hết sức đơn giản. Dưới đây là những hướng xử lý theo từng nguyên nhân khác nhau.
Biết cách chăm sóc phù hợp
Cách chăm sóc lan đai châu không chỉ quyết định hạn chế việc lan bị vàng lá gốc mà còn ảnh hưởng tới khả năng chúng ra hoa. Đối với lan đai châu thì cần chú ý những điều sau.
- Tưới nước đúng cách và đủ ngày 1-2 lần với mùa mưa và 3-4 lần với mùa khô. Chú ý không tưới lan vào buổi chiều muộn hoặc tối.
- Nên đặt lan đai châu chỗ thông thoáng để đảm bảo không bị đọng nước trên lá.
- Lượng ánh sáng tối thiểu khoảng 60-70% nên tìm cách để điều khiển ánh sáng phù hợp.
- Nhiệt độ duy trì từ 28 độ cho tới 32 độ là tốt nhất. Mùa lạnh từ 16-22 độ là lý tưởng.
Nắm rõ những điều này sẽ hạn chế lan đai châu bị vàng lá gốc một cách hiệu quả nhất.
Xử lý đai châu bị vàng lá do nấm bệnh
Tình trạng nấm bệnh có thể sảy ra khi lan đai châu bị úng nước do tưới nhiều, độ ẩm quá cao. Những nấm bệnh có thể tấn công tại đây. Hoặc có thể do những vết xước, gãy cũng là nơi thích hợp cho vi khuẩn nấm sinh sôi. Mới đầu chỉ lan đai châu bị vàng lá gốc sau đó là thối nhũn. Vết thối lan dần tới ngọn và thân.
- Di chuyển thân lan, chậu lan tới nơi khô ráo hơn và thoáng mát hơn.
- Cắt bỏ những lá lan đai châu bị vàng, bị thối. Cắt dứt khoát không tiếc bởi nếu để có thể khiến tình trạng bị nặng hơn.
- Bôi vôi vào các vị trí cắt để tránh nhiễm khuẩn nấm, mất nước.
- Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để hạn chế nấm, thối lá, vàng lá theo những hướng dẫn trên bao bì.
- Kết hợp với đó là ngưng tưới nước khoảng từ 3-5 ngày sau đó tưới lại dạng phun sương.
Với những chia sẻ của Lan Huyền Vinh hy vọng rằng các bác đã biết cách xử lý lan đai châu bị vàng lá gốc. Đừng quên cách chăm sóc, theo dõi lan để phát hiện bệnh nhanh chóng và xử lý kịp thời. Ngoài ra cũng nên tìm cách phòng chúng bằng cách phun thuốc xử lý định kỳ 1 tuần/lần. Luân phiên các loại thuốc diệt nấm, vi khuẩn bào tử nấm để chúng không bị nhờn thuốc. Comment xuống phía dưới nếu các bác cần thêm sự trợ giúp nhé!
Xin hỏi cách điều trị bịnh vàng lá chân sao nhà vườn không hướng dẫn dùng thuốc gì mà chỉ nói nguyên nhân thôi vậy. Xin nhà vườn hướng dẫn sác thực hơn để trị cho EM lan. Chân thành cảm ơn !