Lan hồ điệp bị nhăn lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cây. Đây là những báo trước cho thấy lan hồ điệp đang gặp vấn đề về sức khoẻ. Các chủ nhà vườn cần nhanh chóng phát hiện ra việc này để tìm cách xử lý chúng. Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khoẻ cây chúng cũng khiến cây lan mất đi vẻ đẹp của mình. Vậy khi lan hồ điệp bị nhăn lá thì nguyên nhân là do đâu? Cách xử lý những lá lan hồ điệp bị nhăn như thế nào? Hãy để Huyền Vinh Orchid có thể hướng dẫn các bạn nhé!
- Xử Lý Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá Trong 3-5 Ngày Hiệu Quả
- 5 Ý Nghĩa Lan Hồ Điệp Người Chơi Hoa Nên Biết
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Vỏ Thông Ai Cũng Làm Được
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Xơ Dừa Tại Nhà
- Cách Trồng Lan Cho Người Mới Chơi Đơn Giản
Nhận biết lan hồ điệp bị nhăn lá như thế nào?
Chúng ta có thể nhận ra điều này dễ dàng khi hình dáng bên ngoài của lá đã dần teo lại. Trên bề mặt lá xuất hiện những vết nhăn nheo như bị héo. Đó chính là những biểu hiện bên ngoài mà chủ nhân có thể nhận ra. Nhằm có thể phân biệt được với bệnh vàng lá trên chi lan hồ điệp.
Nguyên nhân lan hồ điệp bị nhăn lá
Nắm rõ những triệu chứng sẽ giúp chủ nhân có thể tìm được nguyên nhân cũng như cách xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến hồ điệp bị nhăn, héo lá.
Lan quá nắng hoặc quá nóng
Việc bị phơi nắng với cường độ cao hoặc nhiệt độ quá lớn có thể dẫn tới tình trạng lan bị héo lá. Tuy cần nhiều ánh sáng nhưng không có nghĩa chúng phải nhận được 100% cường độ nắng dưới ánh nắng mặt trời. Hơn thế nữa tình trạng này có thể gặp phải khi trồng lan trên sân thượng hoặc dưới mái tôn.
Lan bị thiếu nước
Hoặc cũng có thể do chủ nhân chủ quan với việc tưới nước. Quỹ thời gian bận bịu cũng khiến chủ nhân có thể quên đi việc chăm sóc lan hồ điệp. Không tưới nước định kỳ dẫn tới thiếu nước, không đủ cho cây sinh trưởng phát triển. Chúng buộc phải loại bỏ các lá của mình để giữ mạng sống, chờ đợi khả năng ra lại.
Lan gặp vấn đề về rễ
Việc rễ bị bệnh hoặc bị thối nhũn cũng có khả năng dẫn tới lan hồ điệp bị nhăn lá. Đơn giản khi chúng đã không thể thực hiện được chứng năng hút nước, chất dinh dưỡng thì cây bị ảnh hưởng. Việc héo lá, vàng lá là những triệu chứng đầu tiên mà có thể nhận biết được.
Ngoài ra cũng có thể do côn trùng, động vật nhỏ cắn đứt rễ khiến chúng bị ảnh hưởng. Rễ đứt cần thời gian để chúng có thể ra lại và phục hồi lại chức năng này.
Do phân bón
Việc lựa chọn phân bón không đúng loại có quá nhiều những chất thừa thãi như kali hoặc hydrat hoá. Từng loại lan và từng thời điểm của cây đều cần có lượng phân bón và cách bón phù hợp. Vì thế mà cũng nên cẩn thận và nắm rõ kỹ thuật trồng lan hồ điệp kết hợp chăm sóc để lan khoẻ mạnh.
Giá thể có vấn đề
Lựa chọn 1 số loại giá thể đặc trưng có thể khiến lan hồ điệp bị nhăn lá, vàng lá. Đó là các giá thể xơ dừa, than củi hoặc vỏ thông.
- Xơ dừa chưa được xử lý nước và ngâm nước vôi trong có thể còn Tanin và Lignin dẫn tới ảnh hưởng tới lan.
- Vỏ thông và than củi dùng lâu ngày sẽ tích tụ, ngậm muối. Không được gột rửa có thể khiến lan bị ảnh hưởng tới nhăn lá vàng lá.
=> TOP 6 Giá Thể Trồng Lan Tốt Nhất – Phổ Biến – Giá Rẻ
Xử lý lá lan hồ điệp bị nhăn như thế nào?
Với các nguyên nhân bên trên thì tùy tình hình mà xử lý. Áp dụng vào từng trường hợp của bà con mà có cách xử lý khác nhau. Hãy xem cây lan hồ điệp của mình gặp phải trường hợp nào nhé.
Tưới nước phù hợp
Nếu như thừa nước hoặc thiếu nước có thể dẫn tới vàng lá thì trường hợp lan bị nhăn lá có thể do thiếu nước. Việc thiếu nước sẽ khiến cây khó có thể sinh sôi phát triển được. Biểu hiện lá bị nhăn, nhàu là rõ nhất. Lượng nước dần mất đi tại cấc tế bào lá khiến chúng bị nhăn lá và khô rụng dần. Bổ xung lượng nước tưới phù hợp theo tình hình thời tiết. Nếu trời nắng nóng bình thường thì ngày 2-3 lần phun sương là được. Còn nếu thời tiết khô hạn vào mùa đông thì ngày 9-10 lần.
Cũng chú ý tới chế độ thông thoáng gió trong khu vực nuôi. Nếu quá thông thoáng thì lượng nước mất đi cũng rất nhanh. Vì thế vườn nuôi lan nên có các khe rãnh nhỏ để độ ẩm có thể đối lưu trong vườn một cách hiệu quả nhất.
Điều khiển được ánh nắng và nhiệt độ
Cường độ ánh sáng nên chủ động hơn với các tấm lưới che chuyên dụng. Chúng sẽ giảm cường độ ánh sáng xuống còn 50-60%. Đây là cường độ phù hợp với đại đa số các loại lan. Hơn nữa việc quây lưới đen cũng giúp ổn định độ ẩm bên trong vườn. Nếu như trồng lan hồ điệp trong khu vực sân gạch, bê tông hoặc sân thượng thì cũng nên chú ý nhé.
Kiểm tra rễ lan
Nếu xuất hiện tình trạng lá lan hồ điệp bị héo, bị nhăn hoặc vàng nên kiểm tra rễ lan. Xem chúng có bị đứt gãy hoặc sâu bệnh không? Các loại nấm gây thối nhũn hoặc động vật, côn trùng gây hại như sên nhỏ, kiến hoặc bọ cánh cứng. Loại bỏ chúng bằng các loại thuốc diệt sâu bọ chuyên dụng. Hoặc có thể bẫy sên nhỏ, sên trần bằng các loại quả.
Chọn loại phân bón phù hợp
Sử dụng loại phân bón tùy thuộc theo độ tuổi của cây và thời điểm trong năm. Lựa chọn các loại NPK 30-20-20 hoặc NPK 20-20-20 theo khuyến cáo của người bán. Cây mới trồng xong chưa kịp ra dễ tốt nhất không nên bón phân. Hãy đợi khoảng 1 tháng sau bắt đầu bón phân khi thân lan ra rễ là đẹp.
Xử lý giá thể
Nếu như giá thể như xơ dừa, than củi hoặc vỏ thông chưa được xử lý thì loại bỏ. Ngâm với nước vôi trong sau đó rửa sạch và phơi khô để xử dụng. Nếu như than củi hoặc vỏ thông lâu ngày không được gột rửa thì nên tưới đẫm 1 tuần/lần để tránh tình trạng lan hồ điệp bịa nhăn lá nhé.
Với những chia sẻ của Huyền Vinh Orchid hy vọng các bác đã xử lý tình trạng lan hồ điệp bị nhăn lá dễ dàng. Nếu cần thêm trợ giúp về kỹ thuật có thể liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Comment xuống phía dưới nếu cần thêm sự trợ giúp nào khác!