Lan vảy rồng lào là một trong những loài hoa lan rất đẹp được nhiều người tìm mua về trồng. Hôm nay, Vuonlanhuyenvinh xin chia sẻ cách trồng và chăm sóc loài hoa lan này nhé. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có được chậu lan thật ưng ý.
Đôi nét về lan vảy rồng
Lan vảy rồng hay còn gọi là lan vảy cá, vảy rắn, tụ thạch tốc, thuộc chi Lan Hoàng Thảo. Tên khoa học của nó là Dendrobium lindleyi. Giống lan này có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó thường xuất hiện ở các vùng núi cúi khí hậu mát mẻ như Sơn La, Gia Lai, Kon Tum, Hòa Bình, Quảng Trị…
Kích thước lan vảy rồng lào là từ 4-6cm, thân to, có khoảng 6-8 khía dọc các cạnh. Thân cây ánh vàng nhu màu nắng và nó sẽ chuyển sang màu nâu đỏ khi già đi. Trong khi đó, lan vảy rồng ta có kích thước nhỏ hơn, chỉ khoảng 3-4cm và thân ngắn, hơi hóp. Phần thân có 4 khía và mỗi khía hơi lõm. Thân có vảy rồng non màu trắng, khi lớn nó sẽ chuyển sang màu xám.
Lan vảy rồng thường ra hoa tầm 15 ngày mới tàn. Lan vảy rồng có khoảng 10 cành và mỗi cành có khoảng 7-8 bông, mọc sát nhau đẹp mắt. Mỗi hoa lan vảy rồng có 3 cánh tròn, mỏng, đường kính hoa 2cm và hương thơm đặc trưng.
Ý nghĩa của hoa lan vảy rồng
Không chỉ được yêu thích bởi vẻ ngoài rực rỡ, kiêu sa, hoa lan vảy rồng còn mang nhiều ý nghĩa như sự đoàn viên, viên mãn. Sắc vàng của hoa cũng mang đến sự sang trọng, sung túc cho gia chủ. Lan vảy rồng còn có ý nghĩa kiên cường, tượng trưng cho nghị lực vượt lên khó khăn. Do đó, nó cũng thường được dùng để trang trí bàn làm việc, mang biếu tặng, cổ vũ. Tuy nhiên, bạn không nên tặng cho bạn hay người yêu vì sắc vàng mang ý nghĩa phản bội.
Lan vảy rồng Lào có đặc điểm gì?
Vảy rồng Lào là loài lan phụ sinh, phân bố rộng rãi ở Lào, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ… Vảy rồng lào thuộc họ Kiều, ở miền Nam, miền Trung gọi là thủy tiên, giả hành ngắn khoảng 4-7cm, đường kính khoảng 2-4cm, có thóp nhở ở ngọn và gốc, ở giữa phình to. Mỗi giả hành có khoảng 3-4 đốt và thường cứng.
Thân của vảy rồng lào có nhiều rãnh, cạnh chạy dọc, có khoảng 7-8 cạnh và thân hình trụ ròn. Những giả hành đơn lẻ xếp sát vào nhau trông cứng cáp, chắc chắn như bộ cảy của loài bò sát. Vì thế, người ta mới gọi là vảy rồng. Giả hành thường có một lá cứng, dày, màu xanh thẫm, chiều rộng 2-4cm và dài khoảng 3-7cm. Đầu là có hình tròn.
Lan vảy rồng Lào ra hoa vào mùa xuân – hè, khoảng tầm tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Các giả hành trưởng thành sẽ cho ra các ngồng hoa. Một ngồng có nhiều bông lẻ tạo thành các chùm rất đẹp mắt. Mỗi ngồng hoa dai khoảng 15-30 cm và mỗi bông có kích cỡ khoảng 3cm, màu vàng tươi.
Tuy nhiên, màu hoa còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng vùng miền, tùy vào ánh sáng hay sức khỏe. Họng hoa màu vàng sẫm hơn cánh và môi rộng, tròn, có mùi thơm nhẹ. Hoa của vảy rồng lào có thể tàn sau 7-10 ngày.
Cách trồng hoa lan vảy rồng Lào
Để đỡ mất thời gian, nhiều người thích ghép miếng to. Nó cũng ảnh hưởng ít hơn đến những giả hành và trông khỏe khoắn, đẹp mắt. Tuy nhiên, ta có thể ghép từng miếng nhỏ và trung bình. Miếng nhỏ có thể dễ tùy biến và tạo thế khi chúng ta ghép, nhất là khi ghép lũa. Một miếng vảy rồng lớn có thể khó để ghép vào một khúc lũa cong queo, lồi lõm.
Giá thể thích hợp để ghép lan vảy rồng Lào đó là gỗ nhãn, vú sữa hoặc một số loại gỗ có đặc điểm xốp, dày. Các khúc gỗ này mới cắt còn vỏ. Sau đó là lũa và ít trồng vào chậu đất nung, than, vỏ thông vì khó cố định. Một số nơi còn ghép lan vảy rồng Lào lên thân cây nhãn. Chúng cũng phát triển khá tốt và ra hoa đều, đẹp.
Vảy rồng Lào khi mua về, ta cắt bớt rễ, sau đó ngâm dung dịch B1 hoặc kích rễ tầm 1-2 giờ đồng hồ rồ mới ghép. Khi ghép lan vảy rồng Lào lên gỗ, chúng ta nên để ý rễ miếng vảy rồng nên cách khúc gỗ giá thể tầm 0,5cm để nó dễ ra rễ hơn. Chúng ta có thể dùng một miếng gỗ nhỏ để chèn ở giữa gỗ và gốc và dùng dây để cố định miếng vảy rồng với khúc gỗ.
Cách chăm sóc lan vảy rồng Lào
Khi mới ghép, bạn nên tưới nước 2-4 lần/ngày. Chúng ta chú ý treo cây nơi râm mát. Cứ 5-7 ngày, chúng ta phun thuốc B1 hoặc Atonik để kích rễ một lần cho đến khi ra rễ. Sau khi ra rễ, chúng ta bón phân NPK 20-20-20 hoặc 30-10-10 tầm 5-7 ngày/lần.
Chúng ta bón quanh năm và khi qua tết âm lịch, cứ 7 ngày, hãy phun NPK 10-30-10 một lần và nên treo hoa ra nắng để kích thích hoa nở. Sau khi hoa tàn, chúng ta lại dùng NPK 20-20-20 hoặc NPK 30-10-10. Do cây được ghép gỗ không có xơ dừa hay dớn nên chúng ta có thể tưới nhiều lần trong ngày không lo bị úng.
Sau khi cây lan vảy rồng Lào ra lễ khỏe mạnh, chúng ta hãy đưa lan ra nắng. Loài lan này có thể chịu nắng trong một thời gian dài. Thậm chí, chỉ mới đủ nắng, hoa lan mới trổ bông và hoa đẹp, bền màu hơn. Khi thuần, nhu cầu nước của hoa lan vảy rồng Lào cũng ít hơn. Nói chung, loài hoa này ưa độ ẩm trung bình và ưa nắng.