Lan Hồ Điệp bị vàng lá dẫn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của lan bị ảnh hưởng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy lan đang có vấn đề về sức khỏe. Vì thế hi phát hiện hồ điệp bị vàng lá thì cần nhanh chóng xử lý. Tránh việc để quá lâu dẫn tới chúng bị thối nhũn lá hoặc thân không thể khắc phục chữa trị được. Huyền Vinh Orchid xin chia sẻ những kinh nghiệm trong việc xử lý hồ điệp vàng lá thối nhũn.
- Xem thêm chi lan hồ điệp trên wiki
- 5 Ý Nghĩa Lan Hồ Điệp Người Chơi Hoa Nên Biết
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Vỏ Thông Ai Cũng Làm Được
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Xơ Dừa Tại Nhà
- TOP 6 Giá Thể Trồng Lan Tốt Nhất – Phổ Biến – Giá Rẻ
- 6 Cách Trồng Lan Hồ Điệp Sống Khỏe Nhanh Ra Hoa
- Cách Trồng Lan Hồ Điệp Sau Tết Ra Hoa Tiếp
Nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá
Có khá nhiều nguyên nhẫn dẫn tới vàng lá, thối nhũn. Các bác cần theo dõi, đánh giá xem chúng có nguyên nhân nào giống của mình hay không? Từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất với bệnh thối nhũn lá lan hồ điệp này nhé.
Lan hồ điệp bị vàng lá do thừa hoặc thiếu nước
Tuy là một loại lan rất dễ sống nhưng chúng cũng không thể chịu được nếu chúng bị thừa nước do tưới quá nhiều. Mặc dù có cách trồng lan hồ điệp bằng thủy canh nhưng cũng cần có phương pháp kỹ thuật riêng. Vì thế không thể nói rằng trồng được bằng phương pháp thủy canh thì tưới nước thoải mái không sao. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá trên hồ điệp hiện nay. Không chỉ có hồ điệp mà bất cứ loại cây nào cũng có thể bị vàng lá khi bị ngập úng, thừa nước do tưới quá nhiều.
Do chất lượng nước
Nếu chất lượng nước tưới không đảm bảo có thể khiến cho lan hồ điệp bị vàng lá. Do bên trong thành phần nước còn có những chất khác như canxi, magie hây các kim loại cứng. Ngoài ra cũng không loại trừ độ PH trong nước quá cao hoặc quá thấp cũng đều ảnh hưởng. Vì thế các vườn lan không bao giờ sử dụng nước máy trực tiếp để tưới lan. Thay vào đó là các loại nước máy đã lọc kiểm nghiệm kỹ phù hợp với từng giống lan.
Do chất lượng giá thể
Với những giá thể trồng lan như vỏ thông hoặc than củi nếu lâu không tưới nước cũng ảnh hưởng. Chúng sẽ ngậm muối trong suốt quá trình gắn bó với thân lan. Có thể gây ra vàng lá hoặc thối nhũn thân rễ lan. Việc cần làm đầu tiên chính là xử lý giá thể lan trước khi trồng. Tiếp sau đó là tìm cách gột rửa lượng muối mà giá thể ngậm bằng cách tưới đẫm định kỳ hàng tuần. Chúng sẽ giảm thiểu được lượng muối ngậm trong các giá thể này.
Do lưu lượng ánh sáng
Lan hồ điệp ưa sáng nhưng cũng cần lượng ánh sáng vừa đủ. Chúng cần lượng ánh sáng chiếu từ 10-12h mỗi ngày. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta có thể chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời vào thân lan, chậu lan. Đó chính là lý do tại sao các nhà vườn lan hầu hết đều có lưới chuyên dụng để cản bớt ánh sáng. Hơn nữa hệ thống lưới này cũng có tác dụng ổn định độ ẩm trong vườn lan so với bên ngoài.
Do nhiệt độ quá cao
Đa phần các loại lan đều cần có nhiệt độ ổn định hoặc thấp. Chúng thường sống trên các vùng dưới tán cây hoặc trên núi có nhiệt độ thấp. Việc lan hồ điệp bị vàng lá rất có thể do nhiệt độ quá cao. Phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc chăm lan dưới mái tôn, trên sân thượng cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
Nên nhớ nhiệt độ ổn định cho các loại lan phát triển lý tưởng nhất từ 20 cho tới 28 độ. Vì thế hãy đảm bảo nhiệt độ trong vườn bằng lưới che nắng hoặc hệ thống tưới ẩm trong vườn lan.
Hồ điệp bị vàng lá do nấm
Nấm không chỉ ảnh hưởng tới lá của hồ điệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thân, rễ của cây. Chúng gây ra tình trạng thối nhũn lá, rễ, thân dẫn tới lan bị yếu dần về chết. Thông thường do rễ bị thối nhũn dẫn tới rối loạn quá trình sinh trưởng của lan mà chết đi. Đây là nguyên nhân phổ biến và khá đau đầu của những vườn lan hiện nay.
Vàng lá do phân bón
Không loại trừ nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá do phân bọn. Việc lựa chọn loại phân không thích hợp hoặc bón quá sớm cũng sẽ gây nên tình trạng này. Các chất trong phân bón cũng có thể ảnh hưởng tới cây lan. Nhất là những chậu lan hồ điệp mới trồng chưa đủ cứng cáp hệ thống rễ dẫn tới khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì thế mà lá lan hồ điệp bị vàng, thối nhũn và chết dần.
Do sốc môi trường sống
Thay đổi đột ngột môi trường sống cũng là một nguyên nhân dẫn tới vàng lá trên lan hồ điệp. Sốc môi trường sống có thẻ gặp khi bắt đầu thay chậu hoặc mua từ khu vực khác về. Khác biệt về khí hậu, giá thể, lượng nước, nhiệt độ là những yếu tố hàng đầu. Đây là tình trạng chung của đại đa số các cây trồng khi mới bắt đầu tiếp xúc môi trường sống mới. Chúng phản ứng lại bằng cách rụng lá, vàng lá để giảm thiểu tối đa nhu cầu dinh dưỡng. Tích dinh dưỡng để cây không bị chết trước khi thích nghi được. Cũng có thể chúng sẽ ra hoa hoặc đâm nụ trong thời điểm này. Đây là phản ứng nhằm đảm bảo sự sống được duy trì bằng việc đâm hoa kết trái. Có thể tận dụng đặc tính này để kích cho lan hồ điệp ra hoa vào thời điểm khi cần.
Lá lan hồ điệp bị vàng do quá già
Khi đã hết vòng đời của mình thì lá lan sẽ vàng dần và dụng. Tạo cơ hội cho những lá lan tiếp theo mọc lên và tiếp tục chu kỳ sinh trưởng phát triển. Với nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá này thì không cần lo lắng. Chúng ta có thể chủ động cắt lá hoặc để chúng tự nhiên sinh trưởng.
Cây lan thiếu chất
Quá chủ quan trong chăm sóc cũng như không có nhiều thời gian bón phân cũng có thể do nguyên nhân. Tình trạng này thường gặp trong quá trình chơi lan sau tết. Việc không có kinh nghiệm chăm sóc sẽ không biết nên bón phân loại nào và cần bón vào lúc nào. Khi đó nhận thấy tình trạng của cây đang dần nguy hiểm chúng sẽ tự vàng lá và rụng xuống. Nhằm tiết kiệm tối đa chất dinh dưỡng cho cây. Chờ điều kiện tự nhiên thuận lợi để tiến hành sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách chữa lan hồ điệp bị vàng lá
Sau khi đã nắm rõ các nguyên nhân thì việc chữa lan hồ điệp bị vàng lá đơn giản hơn rất nhiều. Việc của chúng ta chính là đối chiếu các nguyên nhân với cây lan của mình. Từ đó tìm biện pháp khắc phục lan hồ điệp bị vàng lá tương ứng. Dưới đây là những kinh nghiệm của Vườn lan Huyền Vinh
Bổ xung lượng nước phù hợp
Tùy theo nhiệt độ hoặc độ ẩm của khu vực mà bổ xung lượng nước phù hợp. Tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít. Vào mùa nóng có thể ngày tưới từ 1-3 lần hoặc tăng lên 9-10 lần vào mùa khô. Cách tưới cũng là một yếu tố cần để ý. Không phải cứ tưới nước thật nhiều vào giá thể thân lá là được. Nên sử dụng các bình xịt dạng hơi sương chuyên dụng để phát huy tác dụng tốt.
Chú ý tới các loại chất trong nước và đảm bảo độ PH phù hợp. Lượng nước tốt nhất chính là sử dụng nước ăn hàng ngày hoặc nước đóng bình. Đây là lượng nước lý tưởng với chất lượng tốt phù hợp cho lan hồ điệp phát triển.
Chú ý điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ
Nắm rõ đặc điểm sinh trưởng của lan hồ điệp sẽ biết điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ tương ứng. Nên che các loại lưới chuyên dụng để giảm bớt lượng ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài. Sao cho lượng ánh sáng xuống bên dưới chỉ còn 60-70% là tốt nhất. Nếu nuôi trồng lan hồ điệp dưới mái tôn hoặc trên sân thượng nên tìm cách xử lý các tình trạng này.
Xử lý giá thể định kỳ
Tùy theo từng giá thể mà thay mới khác nhau tùy theo độ mục nát. Nếu quá lâu thì hãy nghĩ tới phương án thay giá thể cho lan. Nếu sử dụng các giá thể than củi hoặc vỏ thông nên chú ý tưới đẫm định kỳ hàng tuần. Nhằm tránh trường hợp các giá thể này ngậm muối lâu ngày có thể ảnh hưởng tới rễ lan.
Chú ý tới kỹ thuật trồng lan
Khi thay đổi môi trường sống hoặc tìm cách trồng lan hồ điệp nên chú ý tới đúng kỹ thuật. Giúp cho tỉ lệ sống của lan tăng lên hơn. Mạnh dạn loại bỏ các bộ phận không cần thiết để giúp cây tích trữ chất dinh dưỡng. Ngoài ra khi trồng lan hồ điệp xong nên để nơi khô ráo thoáng mát để cây thích nghi với giá thể mới, môi trường mới.
Chú ý bón phân định kỳ
Sử dụng các loại phân bón lan chuyên dụng để bón phân. Đó có thể là các loại phân tan chậm cần phải thay từ 4-5 tháng một lần. Hoặc cũng có thể là những loại riêng biệt cho từng loại lan. Tham khảo các loại lan NPK 30-10-10 hoặc NPK 20-20-20 tùy từng giai đoạn. Nên đọc cách chăm sóc lan hồ điệp để biết cách chọn và bón phân chính xác nhất.
Xử lý triệt để nấm, vi khuẩn gây hại
Các loại nấm này có thể ảnh hưởng trực tiếp lên rễ, thân lá. Vì thế mà chúng khiến lan hồ điệp bị vàng lá gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sự sống của cây. Sử dụng các loại Physan với tỉ lệ 2cc/lít nước và phun cho cây. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc chuyên dụng khác. Chi tiết xem ………………………
Song song với quá trình phun thuốc thì cũng nên tìm cách xử lý giá thể. Nhằm loại bỏ hoàn toàn nấm ra khỏi bộ rễ của chúng. Chúng ta cũng nên cách ly cây bị nhiễm nấm để tránh chúng lây lan sang những cây lan hồ điệp khác.
Với những chia sẻ của Vườn Lan Huyền Vinh hy vọng các bác đã biết vì sao lan hồ điệp bị vàng lá. Và có những cách xử lý những trường hợp này. Nếu cần thêm sự trợ giúp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi.