Lan hồ điệp bị thối ngọn, thối lá là tình trạng không hiếm. Nếu không xử lý nhanh có thể lây lan ra toàn bộ thân, lá. Khiến chúng nhanh chóng bị chết và khó có thể phục hồi. Chúng khác với việc lan bị vàng lá hoặc nhăn lá. Mức độ nghiêm trọng hơn đòi hỏi xử lý cũng nhanh và dứt khoát hơn. Dưới đây là chia sẻ của Vườn lan Huyền Vinh khi lan hồ điệp bị thối lá nhé.
- Lan Hồ Điệp Bị Nhăn Lá Xử Lý Như Thế Nào?
- Xử Lý Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá Trong 3-5 Ngày Hiệu Quả
- 5 Ý Nghĩa Lan Hồ Điệp Người Chơi Hoa Nên Biết
- Lan Hồ Điệp Lá Biên Vàng Trồng Có Khó Không?
Nhận biết lan hồ điệp bị thối ngọn và thối lá
Cần phải phân biệt chúng với bệnh lan hồ điệp bị vàng lá, héo lá để việc xử lý dễ hơn. Và cần quan sát kỹ thường xuyên để nhận thấy chúng xuất hiện và tìm cách loại bỏ nhanh chóng.
Đặc điểm của Hoa Lan Hồ Điệp bị thối lá chính là những đốm nhỏ xuất hiện li ti sau mưa khi độ ẩm tăng cao. Những đốm này như những bọng nước rộp lên. Sau đó chúng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ lá và ngọn. Màu sắc lá từ màu xanh dần chuyển sang hơi ngả vàng và sau cuàng là màu nâu ngậm nước. Sau đó chúng sẽ dần bị thối nhũn ra và sinh ra những mùi cực kỳ khó chịu. Sức lây lan nhanh của bệnh thối lá lan này có thể khiến cây bị thui chột và chết nhanh chóng.
Bệnh lan hồ điệp bị thối lá do đâu?
Căn bệnh này được cho là do loại vi khuẩn Erwinia carotovora sinh sôi và phát triển tạo ra. Chúng xâm nhập vào lá, thân lan thông qua các vết thương hở trên thân lá. Rồi sau đó phất triển và nhân rộng ra khắp các lá, thân trên cây.
Những vết thương hở trên cây có thể do những loại côn trùng cắn như sâu, bướm, rệp. Ngoài ra cũng có thể do con người sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng cho lan mà không sát trùng kỹ.
Một lý do nữa khiến cho lan hồ điệp bị nhũn lá có thể do yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Mưa gió khiến cho thân lan bị gãy, bị xước. Đây là cơ hộ để cho vi khuẩn Erwinia carotovora một cách khá nhanh chóng.
Thời điểm nào hồ điệp bị nhũn lá nhiều nhất?
Khi thời tiết thay đổi dẫn tới việc độ ẩm trong không khí tăng cao là môi trường thuận lợi cho loại vi khuẩn này xuất hiện. Đặc biệt là sau những cơn mưa hoặc do việc tưới bón không đúng cách của chủ nhân. Dẫn tới chậu lan, thân lan, lá lan phải tiếp xúc quá nhiều với môi trường ẩm ướt. Vì thế mà tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Cách chữa lan hồ điệp bị thối lá
Khi lan hồ điệp bị úng nhũn lá thì đừng nên lo lắng. Việc đầu tiên chính là loại bỏ những lá bị thối, bị nhũn này. Kết hợp với việc dừng tưới nước để xử lý tránh việc chúng có thể lây lan rộng hơn.
Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng như Fundazol 50WP, Starner 20WP, Benlate 50WP, New Kasuran BTN… để xử lý. Pha thuốc theo hướng dẫn với từng loại thuốc tương ứng rồi sau đó phun, xịt lên các phần của cây đã bị ảnh hưởng. Chú ý phải đảm bảo moi trường của chúng bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì thế mà nên phụt lên chậu hoặc giàn treo để tiêu diệt toàn bộ.
Khi cây lan hồ điệp bị nhũn, úng lá quá nặng thì chúng ta cần xử lý quyết liệt hơn. Rất có thể vi khuẩn này đã xâm nhập vào hệ thống giá thể lan hoặc chậu trồng lan. Vì thế mà cần thay chậu, thay giá thể và khử trùng cho lan một cách nhanh nhất. Đây là cách làm hữu hiệu mà bạn cần nắm rõ.
Nắm rõ kỹ thuật trồng lan hồ điệp sẽ là một lợi thế. Dưới đây là những bước cơ bản nhất.
- Loại bỏ toàn bộ giá thể cũ và chậu cũ khỏi lan.
- Thân lan mới sau khi cắt bỏ toàn bộ thân, lá rễ thối thì nên sát trùng 1 lần nữa bằng các dung dịch ở trên. Ngâm trực tiếp vào các dung dịch này để đảm bảo chúng được loại bỏ hoàn toàn.
- Giá thể cũ bỏ đi cách xa khu vực vườn chăm lan.
- Chậu cũ và chậu mới cũng nên ngâm vào dung dịch này. Chậu cũ nên phơi khô và tạm dừng trồng lan vào đó.
- Trồng lan mới vào chậu theo những hướng dẫn ở của chúng tôi.
- Khử trùng khu vực trồng lan, giò treo khung lan bằng cách lâu rửa sạch. Sử dụng dung dịch Formol tỉ lệ 2% để lau chùi.
- Tiếp tục phun tiếp cho tất cả sau đó 5-7 ngày.
- Cách ly giò lan bị thối lá, thối ngọn ra 1 khu vực riêng biệt cho tới khi tình trạng ổn định hơn.
Phòng tránh lan hồ điệp bị thối ngọn, thối lá như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên chúng ta ưu tiên xử lý bằng phương pháp phòng bệnh. Như thế sẽ đem lại hiệu quả một cách tốt nhất.
Xử lý giá thể, chậu trồng lan, thân lan trước khi trồng
Tiến hành khử trùng hoàn toàn những phần này. Giá thể và chậu có thể ngâm qua nước vôi trong và rửa sạch lại bằng nước. Sau đó phơi khô rồi mới đem ra sử dụng. Chú ý với các loại giá thể xơ dừa, than củi và vỏ thông. Đây có thể là nơi có những loại vi khuẩn gây bệnh này sinh sôi.
Xử lý các dụng cụ trồng, ghép, cắt lan
Những dụng cụ trồng lan cũng cần phải xử lý cẩn thận trước khi tiến hành cắt thân lá. Ngâm vào dung dịch sát trùng chuyên dụng Benkona là hiệu quả. Đây là dung dịch cần có đối với những người chăm sóc lan.
Quan sát và chăm sóc thường xuyên
Nên chú ý quan sát giò lan sẽ hạn chế được hồ điệp bị thối lá, nhũn lá. Nhờ phát hiện sớm thì sẽ có cách xử lý dễ hơn. Ngoài ra, cũng đảm bảo bệnh thối lá, vàng lá này không ảnh hưởng nhiều tới thân lan.
Chú ý các loại côn trùng, động vật gây hại như nhện đỏ, rệp hoặc các loại sên, sên trần. Đây là những động vật cực nguy hiểm cho các giàn lan.
Chú ý lượng nước và phân bón
Những phân bón có tỉ lệ đạm cao có thể là nguyên nhân gây bệnh. Vì thế cần nắm rõ thời điểm bón phân hợp lý. Hơn nữa việc tưới, phun sương cũng cần có khung giờ nhất định. Tránh việc tưới bón quá nhiều gây ra độ ẩm cao cho chậu, giò lan. Nếu giò lan đã bị bệnh thì nên tạm dừng việc bón phân, tưới nước là tốt nhất.
Với những chia sẻ của Huyền Vinh Orchid hy vọng khách hàng đã biết thêm kinh nghiệm về lan bị thối lá hoặc nhũn ngọn. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.