Cùng với một số cây cảnh khác, vạn niên tùng là loại cây có nguồn gốc từ nước ngoài đang được rất ưa chuộng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về loài cây này, hãy cùng Vườn Lan Huyền Vinh đi đến công ty thiết kế cảnh quan sân vườn nổi tiếng SGL – Saigon Landscape tìm hiểu về vạn niên tùng, đặc điểm phân loại và cách chăm sóc.
Cây vạn niên tùng là gì
Vạn niên tùng còn được biết đến với các tên gọi khác như: Sam đất, sam la hán hay tùng la hán … và có nguồn gốc từ Trung Hoa. Loài cây này có quả rất giống với tượng La Hán, chính bởi vậy mà thay vì gọi là Vạn niên tùng thì tên gọi Tùng la hán được gọi nhiều hơn cả. Vạn niên tùng luôn có được dáng vẻ sang trọng, hình thái đẹp cùng với tuổi đời sống lâu năm, cây xanh tươi quanh năm nên rất phù hợp để trang trí nội ngoại thất. Cùng với đó là ý nghĩa tượng trưng cho chữ Thọ thể hiện một sức khỏe, sự trường tồn luôn vĩnh cửu.
Cũng chính vì lý do này mà vạn niên tùng luôn được xếp vào những loại cây đẹp và đem đến người trồng nhiều ý nghĩa khác nhau đặc biệt về mặt phong thủy.
Đặc điểm của vạn niên tùng
Cây vạn niên có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập vào các nước khác như: Ấn độ, và các nước Đông Nam Á. Với những kiểu sân vườn mang phong cách Nhật Bạn thì không thể thiếu loại cây này.
Với vạn niên tùng, bạn có thể nhận thấy có những đặc điểm như sau:
- Hình dáng bên ngoài: Cây vạn niên tùng là loài cây thuộc cây thân gỗ lớn, có vỏ ngoài màu nâu xù xì với nhiều vết nứt ngang dọc, thậm chí tạo thành vảy trên thân cây.
- Kích thước: Thông thường vạn niên tùng có thể cao đến 20m, đường kính khoảng 30cm. Tùy theo thú chơi cây của gia chủ mà cây còn có thể bị hãm để chiều cao chỉ khoảng 1-2m.
- Lá: Khi quan sát vạn niên tùng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy lá cây có hình kim dài, nhỏ và nhọn xếp thưa xen kẽ nhau, lá non có màu xanh nhạt và sẽ chuyển sang màu xanh đậm khi đã già
- Hoa: Hoa của vạn niên tùng có đặc điểm là màu trắng và đơn tính. Hoa đực có hình trụ dài, thường mọc lẻ ở đầu cành, hoa cái có lá bắc và lá nõn dính lại với nhau
- Cành: Cành của vạn niên tùng đặc trưng sẽ xếp thành từng tầng ngang, càng dưới gốc thì cành càng dài và tán rộng. Còn khi lên cao thì cành sẽ thu ngắn lại và tán cũng sẽ nhỏ lại
- Quả: Ngoài đặc điểm giống tượng La hán, thì quả của tùng vạn niên có cấu tạo như quả thông, vỏ quả có nhiều mắt nhọn lởm chởm, quả khi còn non sẽ có màu xanh và chuyển sang màu nâu khi đã già. Loại quả này sẽ được thu hoạch vào thời gian từ tháng 11 – 12 âm lịch
Phân loại vạn niên tùng
Với những đặc điểm trên thì vạn niên tùng sẽ chỉ được phân loại dựa vào cách chơi, cách trồng và mục đích sử dụng của người sở hữu cây. Cụ thể đó là:
Vạn niên tùng bonsai
Có lẽ, đây là loại vạn niên tùng được ưa thích hơn cả. Bởi vạn niên tùng bonsai đòi hỏi cách trồng, tạo dáng rất kỳ công để có thể mang đến những vẻ đẹp và ý nghĩa đặc trưng.
Đây cũng chính là lý do khiến loại cây Bonsai có nguồn gốc từ Nhật trên thị trường hiện nay chủ yếu là vạn niên tùng.
Để có một cây vạn niên tùng bonsai người trồng cần phải dành tâm huyết để có thể chăm bẵm, tạo dáng, uốn cành với nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau. Được ưa chuộng hơn cả là những vạn niên tùng bonsai được tạo thành các dáng mang nhiều ý nghĩa như: thác đổ, dáng trực, dáng hoành…
Vạn niên tùng làm cây cảnh sân vườn
Với loại này, gia chủ đặc biệt yêu thích sở hữu để trang trí thêm cho những kiểu sân vườn mang phong cách Nhật Bản hoặc cổ điển. Lúc này, vạn niên tùng sẽ được sử dụng để trồng trong khuôn viên, tiểu cảnh nhờ dáng tự nhiên, làm đẹp thêm cho khu vườn. Xu hướng hiện nay cũng được các nghệ nhân Việt Nam kết hợp cây vạn niên tùng với tiểu cảnh hòn non bộ thác nước cũng cực kỳ ấn tượng.
Ngoài ra, theo ghi nhận từ ông Trần Triệu Vỹ, một nhà thiết kế cảnh quan nổi tiếng chia sẻ: “Hiện nay vạn niên tùng cũng rất được ưa chuộng để đặt tại sân đình, chùa, miếu nhờ đặc điểm về dáng nghiêm trang, tuổi thọ lâu năm của mình. Không chỉ có vậy, sự ưa chuộng còn được xuất phát từ ý
nghĩa phong thủy mang lại linh khí đặc biệt cho gia chủ”.
Cây xanh đô thị
Đối với những cây vạn niên cỡ đại sẽ được sử dụng để làm cây xanh đô thị. Với đặc điểm là loại cây dễ chế tác, có thể tạo nhiều thế đẹp nên vạn niên tùng thường được sử dụng trồng ở những đoạn đường quan trọng để trang trí, làm đẹp cho cảnh quan đô thị, đường phố hoặc các tiền sảnh lớn.
Vạn niên cỡ đại cũng là loại cây khá được ưa thích tại các sân vườn của khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng nhờ vẻ đẹp cao quý, sang trọng mà nó mang lại cho những không gian này.
Cách chăm sóc vạn niên tùng
Để chăm sóc cho vạn niên tùng được tốt nhất, người trồng cần phải am hiểu được kỹ thuật gieo trồng của loại cây này. Để nhân giống loại cây này hiện nay các chuyên gia cây cảnh sử dụng phương pháp giâm cành để cây phát triển thành cây non rồi sau đó mới đánh trồng ở nơi đất mới. Khi cây con đạt chiều cao khoảng 70cm, lúc này mới có thể chuyển sang chậu hoặc nơi ở mới.
Khi chăm sóc, người trồng cần chú trọng những lưu ý như sau:
- Chế độ nước: Cây vạn niên tùng ưa sống trong điều kiện nước ở mức trung bình. Vì vậy, khi chăm sóc bạn chỉ tưới nước khoảng 2 lần/tuần.
- Chế độ sáng: Khi trồng vạn niên tùng ở những nơi thiếu sáng mỗi ngày bạn nên bê chậu cây ra sáng tối thiểu 60 phút để cây hấp thụ ánh sáng giúp cây xanh tốt hơn vì đây là loài cây ưa ánh sáng vừa.
- Đất trồng vạn niên tùng cần chú ý phải là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Nếu được trồng trong chậu thì cần phải định kỳ bón thêm phân bón cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về vạn niên tùng, đặc điểm phân loại và cách chăm sóc loại cây này. Hy vọng những chia sẻ của SGL – Saigon Landscape đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về vạn niên tùng. Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp vạn niên tùng uy tín thì đừng bỏ qua SGL – Saigon Landscape. Hãy truy cập website: sgl.com.vn để tham khảo thêm về loài cây này nhé.