Cách Trồng Hoa Hồng – Kinh Nghiệm Chọn Giống Và Kỹ Thuật Nhân Giống

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Cách trồng hoa hồng ra sao? Hoa hồng rất được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm đặc trưng. Bạn đang có kế hoạch trồng hoa hồng trong vườn nhà và đang tìm cách trồng – chăm sóc đúng kỹ thuật nhất. Có bao nhiêu giống hoa hồng? Cách chăm sóc và bảo vệ cây khỏi bệnh như thế nào? Khi hiểu được bạn sẽ thoải mái và an tâm hơn khi trồng loài hoa này đấy! 

Giống và kỹ thuật nhân giống

Trước khi chọn cách trồng hoa hồng, bạn cũng nên tìm hiểu xem có mấy loại giống hoa hồng để chọn đúng loại mình yêu thích nhé!

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Giống và kỹ thuật nhân giống hoa hồng

Giống

Hiện nay đang phổ biến một số giống Hoa hồng tại Đà Lạt như: giống hoa hồng Pháp, Ý, Hà Lan; Hồng Tỉ muội, Vàng titi, Trắng xanh, hồng vàng, hồng đỏ, Song hỷ, Bê Bê, xanh ngọc,…

Kỹ thuật nhân giống

Hoa hồng thường được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt hoặc giâm cành. 

Thời vụ nhân giống

Cách trồng hoa hồng, bạn có thể chọn nhân giống hoa hồng tốt nhất vào tháng 2-4 hoặc từ tháng 8-10, đây là thời gian tốt nhất giúp cho hom giống ra rễ nhanh và có tỷ lệ sống cao. Với điều kiện thời tiết đặc trưng tại Đà Lạt, việc nhân giống hoa Hồng có thể thực hiện quanh năm.

Chuẩn bị giá thể để trồng

Xơ dừa băm nhỏ hoặc trấu, tro, đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn cùng với phân chuồng hoai theo tỷ lệ 3:1 (đất đồi). Trộn đều, đóng vào túi đen chuyên dùng để ươm cây con.

Chuẩn bị gốc ghép

Dùng loại hom hồng dại (Tường vi, tầm xuân), cắt dài khoảng 20 – 25 cm. Sử dụng kéo cắt cành, dao bén cắt vát 300 lưu ý không để cho hom bị xơ dập. Cần chọn hom có gai màu tím, ở cành bánh tẻ, sạch sâu bệnh. 

Nhúng hom giống vào dung dịch kích ra rễ và cắm vào bầu. Trong thời gian 10 ngày đầu cần phải che nắng để hom ra rễ. Sau đó cho chiếu sáng dần và tiếp tục chăm sóc, giữ ẩm, tỉa bỏ những mầm bị yếu, kém phát triển. Chỉ cần chừa lại 3-4 mầm khoẻ mạnh. Sau tầm 3 tháng là có thể ghép được.

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Xem thêm:  Cách trồng cây lưỡi hổ - Ý nghĩa và công dụng trong đời sống

Cách trồng hoa hồng – tiến hành ghép

Cách trồng hoa hồng chọn gốc ghép sinh trưởng tốt, khỏe, nhìn thấy cành mập để ghép. Dùng  mắt ghép đủ tiêu chuẩn từ vườn cây sạch bệnh có kích thước 1cm x 3cm, có một chồi nhú lên cỡ bằng hạt gạo; Sau đó ghép theo cách ghép da hình chữ T ngược, dùng nilon quấn quanh mắt ghép theo kiểu ngói lợp nhớ chừa phần chồi lại. 

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Chọn gốc ghép sinh trưởng tốt
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Trong thời gian này cần che nắng mắt ghép và không được tưới ướt mắt ghép. Luôn giữ ẩm cho gốc ghép khoảng 15 ngày sau để có thể mở dây nylon ra và kiểm tra. Nếu như thấy mắt ghép còn tươi là đạt, cắt bỏ hết tán và nhánh của gốc ghép để cây tập trung nuôi mắt ghép. Lúc này giảm che nắng dần để mắt ghép làm quen với ánh sáng trực tiếp và cho tỷ lệ sống cao hơn.

Chọn cành giâm

Cành hồng được dùng để nhân giống là các cành bánh tẻ khoẻ, mập và thẳng; sạch sâu bệnh có thể đang có hoa ở giai đoạn sử dụng.

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Chọn cành giâm
  • Chọn mắt giâm: mắt ngủ bắt đầu nhú lên cỡ bằng hạt tấm, khi giâm mắt sẽ bắt đầu nảy lộc ngay. Nếu như cành giâm phát triển tốt chúng sẽ có sức sinh trưởng cao, lớn nhanh cho hoa đẹp.
  • Trên cành hồng đã chọn cắt hom giống giâm, bạn chỉ nên lấy đoạn giữa của cành, không nên lấy đoạn ngọn và gốc. 
  • Hom giống có chiều dài từ 8 – 10 cm, trên đoạn cành có 1-3 mắt (2 mắt là tốt nhất). Khi cắt cành, dùng kéo cắt cành chuyên dụng cắt vát 300, không để vết cắt bị dập nát và nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.

Kỹ thuật pha và nhúng thuốc kích thích ra rễ 

Hoa Hồng là một loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm. Muốn  cách trồng hoa hồng – kích cành giâm nhanh ra rễ nên dùng thuốc kích rễ như IAA, NAA, axit giberelic  nồng độ từ 2000-2500 ppm. 

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
nhúng thuốc kích thích ra rễ

Hom giống sau khi cắt, nhúng nhanh vào dung dịch pha sẵn trong khoảng  3-5 giây;  cắm vào trong bầu giá thể nilon hoặc khay nhựa. Cắm hom giống phải thẳng đứng và sâu từ 1-1,5cm. Khoảng cách hom giâm tốt nhất từ 4 – 5 cm trong khay nhựa, còn không thì mỗi túi bầu là một hom.

Cách trồng hoa hồng

Trồng hoa hồng bạn cũng cần chuẩn bị đất và có kỹ thuật để trồng đúng để cây khỏe mạnh và ra hoa. 

Đất

Vệ sinh nơi trồng  sạch, xử lý cỏ dại và nhặt bỏ các gốc cây rễ cây nếu có trên khu đất. Cày/băm sâu 45 – 50 cm, bừa/tơi đất 2 – lần và bón vôi cải tạo độ chua của đất , kết hợp bón lót phân chuồng.

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Đất trồng hoa hồng

Đánh luống: Mặt luống + rãnh = 1,3m (rãnh 30cm). Luống có hình chóp nón,cao từ 25-30 cm, kiểm tra độ thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.

Kỹ thuật trồng hoa hồng

Khoảng cách trồng hoa hồng tốt nhất từ 20 – 30cm; Hàng cách hàng 50 cm. Trồng  thẳng đứng theo kiểu nanh sấu. Khi trồng: tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ nhàng vào xung quanh gốc, tay ấn ấn nhẹ cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong tư­ới thật đẫm n­ước.

Xem thêm:  Cách Trồng Hoa Bất Tử - 5 Giống Hoa Bất Tử Được Yêu Thích

Cách chăm sóc cây hoa hồng

Cách trồng hoa hồng, cách chăm sóc cây hoa hồng gồm có lượng phân, nước, cách bón,…

Lượng phân sử dụng (cho 1000m2 hoa hồng)

  • Phân chuồng: 10m3, vôi 200 kg
  • Phân Lân: 40 -50 kg
  • Ure: 26 – 30kg
  • KCl: 30 kg
  • Phân vi sinh: 280 – 300 kg
  • Dùng thêm một số phân bón vi lượng để phun qua lá bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. 

Cách bón phân

  • Bón lót: bằng toàn bộ phân chuồng, lân và phân vi sinh
  • Bón thúc: 2 tuần/ một lần
    • Lần 1: 1/5 kg Ure + 1/5kg KCl
    • Lần 2: 1/5 kg Ure + 1/ 5 kg KCl
    • Lần 3: 1/6 kg Ure + 2/5kg KCl
    • Lần 4: lượng Ure và KCl còn lại
  • Ngoài ra bón định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng

Với những cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm, bạn phải chọn bón phân chuồng, phân vi sinh, lân và vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Kỹ thuật t­ưới n­ước

Cách trồng hoa hồng có phần tưới nước không kém quan trọng. Có 2 phư­ơng pháp tư­ới: T­ưới n­ước ngập rãnh và bằng vòi. 

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Kỹ thuật t­ưới n­ước
  • Tưới nước ngập rãnh: bơm n­ước vào 2/3 các rãnh để trong 2 giờ, sau đó rút hết nư­ớc. 
  • T­ưới bằng vòi bơm: tưới vào mặt luống giữa 2 hàng cây, đừng để bắn n­ước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền.  

Kỹ thuật bón phân

Hoa hồng chúng rất ­ưa phân hữu cơ. Sau khi trồng 1 – 2 tháng cần phải t­ưới phân cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ để ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh. Theo tỷ lệ 2m3 n­ước  + 300 kg phân hữu cơ + 50kg phân vi sinh tư­ới trên quy mô 5.000m2.

Cách trồng hoa hồng – kỹ thuật bấm ngọn, vít cành và điều tiết sinh tr­ưởng

Ph­ương pháp bấm ngọn, vít cành hồng có thể đạt đ­ược 3 mục đích sau:

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Cắt tỉa hoa hồng
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

  • Tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu hoạch từ 7 – 9 bông/1gốc/lần thu).
  • Tăng chất l­ượng cành hoa (chiều dài hoa > 70 cm)
  • Điều khiển ra hoa lúc nào theo ý muốn
  •  L­ưu ý: Vít cành chỉ dùng đối với cây giâm mà thôi. 

Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng

Bao hoa để làm gì? 

  • Để tránh côn trùng và các tác động của môi trư­ờng xung quanh. 
  • Giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có thể bao hoa bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa rồi buộc/ dán lại), hoặc dùng l­ưới bao có sẵn.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng

Cách trồng hoa hồng và chú ý khi trồng sẽ thường gặp các bệnh sau: 

Sâu

Trên cây hoa hồng thường bị các loại sâu phổ biến như: sâu xanh, nhện đỏ, rầy.  

Xem thêm:  Vạn Niên Tùng - Đặc Điểm Phân Loại Và Cách Chăm Sóc

Bệnh

Bệnh đốm đen: cách nhận biết là vết bệnh hình tròn hoặc bất định. Ở giữa vết bệnh có màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện ở cả hai bên mặt lá. Bệnh nặng sẽ làm lá vàng hoặc rụng hàng loạt.

Bệnh đốm mắt cua

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Bệnh đốm mắt cua

Vết bệnh nhận diện là các đốm nhỏ có hình mắt cua, phía trong hơi lõm và ở giữa màu nâu nhạt. Xung quanh nổi gờ màu nâu đậm. Bệnh thường gây hại trên lá bánh tẻ, lá già có thể nhìn thấy bằng mắt: nhiều vết chi chít làm lá vàng, rụng.

Bệnh đốm vòng

Vết bệnh cũng là các đốm nhỏ có hình tròn đồng tâm với màu nâu nhạt. Bệnh hại cả lá bánh tẻ và lá già.  

Bệnh phấn trắng

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Bệnh phấn trắng

Vết bệnh có dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định. Bệnh thường gây hại trên ngọn non, chồi non, lá non và gây hại cả hai mặt lá. Bệnh nặng còn hại cả thân, cành nụ và hoa, làm cho cành hoa biến dạng không nở, thân khô và giảm nụ. Nếu nặng sẽ làm chết cây. Dùng thuốc Daconil 550 SC, Score 250 EC, Som 5DD, Viben 50BHT…để trị.

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Bệnh gỉ sắt

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Bệnh gỉ sắt
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Vết bệnh có dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ sắt ở mặt dưới lá. Mặt trên lá bệnh không có màu xanh bình thường mà chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm cho lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, làm cho cây còi cọc. 

Bệnh thán thư

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Bệnh thán thư

Vết bệnh có dạng hình tròn nhỏ từ chóp lá, mép lá hoặc giữa các phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt có phần hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ/ đôi khi là màu đen. Trên mô bệnh có khi còn hình thành các hạt đen nhỏ li ti.  

Bệnh mốc sương/ sương mai

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Bệnh sương mai

Vết bệnh có hình dạng không xác định, màu vàng. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ làm cho vết bệnh ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh thường xuất hiện ở những lá già và lan dần lên phần trên.

Thu hoạch và bảo quản hoa sau cắt cành

Thu hoạch lúc hoa có cánh ngoài vừa hé nở, nên thu hoa vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vì đây là lúc cây còn sung nhựa, nhiều nước nên cành hoa thu mới bền và lâu tàn. Trước khi cắt Hoa hãy tưới nhiều nước. 

Cách trồng hoa hồng - Chọn Giống và kỹ thuật nhân giống
Thu hoạch và bảo quản hoa sau cắt cành

Cắt sao cho cách gốc cành chừa lại 3 lá, phần cành hồng còn lại sẽ cho 3 chồi mới, chỉ nên chọn 1-2 chồi khỏe cho ra hoa tiếp tục.

Sau khi cắt hoa xong nhúng ngay vào thùng nước có chứa chất khử Etylen khoảng 30 phút. Sau đó đem ngâm vào trong thùng chứa dung dịch dinh dưỡng cho hoa no khoảng 1 – 3 giờ.                                            

Nhìn chung, với toàn bộ chia sẻ cách trồng hoa hồng đẹp, cho cây khỏe và lá dày. Sau khi tham khảo chắc chắn bạn sẽ trồng thành công và cho mình những vườn hoa hồng đẹp nhất. 

Cách Trồng Hoa Hồng – Kinh Nghiệm Chọn Giống Và Kỹ Thuật Nhân Giống
vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

vay tiền online, bất động sản khuyến mãi giảm giá cực sốc căn hộ VIP 3 phòng ngủ chỉ có tại vuonlanhuyenvinh.com

Chuyển lên trên

DMCA.com Protection Status