Cách trồng cây lưỡi hổ như thế nào? Loại cây này thường được sử dụng để trang trí cảnh quan nội thất đẹp tại văn phòng làm việc, hoặc trong không gian căn nhà, vườn,… Loại cây này có khả năng thanh lọc không khí rất tốt và còn được biết đến như một bài thuốc chữa được nhiều bệnh. Cách trồng cây lưỡi hổ ra sao, chăm sóc thế nào? Sau khi tham khảo sẽ giúp bạn dễ dàng trồng loại cây này hơn.
Nguồn gốc, tên gọi và phân loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có đa dạng hình dáng và màu sắc, vậy cây này có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc cây lưỡi hổ
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
- Tên gọi khác: lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt
- Thuộc họ: Măng tây
- Nguồn gốc: sống tại vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo. Bao gồm cả nước Nam Phi và Tanzania.
Phân loại
Cây lưỡi hổ gồm có 70 loại với màu sắc và hình dáng khác nhau nên dễ dàng thỏa mãn sở thích của người yêu cây cảnh. Tuy nhiên, giống cây phổ biến và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là lưỡi hổ cọp vàng, lưỡi hổ vằn xanh, lưỡi hổ thái xanh, lưỡi hổ thái trắng, lưỡi hổ đỏ, lưỡi hổ thái vằn và lưỡi hổ búp sen (cây lưỡi mèo).
Đặc điểm cây lưỡi hổ
Để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cây này, bạn cũng nên đọc qua đặc điểm của cây.
Đặc điểm hình thái cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có hình dáng và màu sắc khá lạ. Lưỡi hổ, nghe đến chắc đây là loại cây cao to, kì vĩ nhưng thực tế cây có chiều cao khá khiêm tốn từ 30-80cm.
Lá cây tương đối cứng cáp, có hình lưỡi giáo dẹt nhọn ở ngọn trông rất sắc bén. Thân mọc thẳng đứng, rễ cắm thẳng xuống đất theo từng bụi từ 5-10 thân. Thuộc loại thân cây mọng nước nhưng không làm đứt tay khi chạm vào. Với hình dáng lạ và lá có màu sắc rất đặc biệt.
Nhiều người nghĩ rằng chúng chỉ đẹp vậy thôi, nhưng khi ra hoa chúng sẽ đẹp hơn rất nhiều. Hoa lưỡi hổ có kích thước khá nhỏ, mọc thành cụm hoa màu trắng ngà, mỗi 1 cụm có 1 cuống chung gồm 6 cánh hoa hợp thành 1 ống dài. Không chỉ vậy, cây còn có quả hình tròn. Tuy nhiên, thấy được hoa của cây lưỡi được cho là khá hiếm.
Đặc điểm sinh thái cây lưỡi hổ
- Tốc độ sinh trưởng và sự phát triển tương đối nhanh
- Thuộc dạng cây chịu ánh nắng nhẹ, ưa bóng râm nên cây thích nghi và phát triển cả ở điều kiện ngoài trời và cả điều kiện trong nhà.
- Cây chịu hạn, chịu lạnh rất tốt.
- Dễ trồng, dễ chăm sóc, không yêu cầu cao về công chăm sóc tỉ mỉ và thường xuyên.
- Cây sống từ 1 – 3 năm, khi chăm sóc trong điều kiện tốt tốt có thể sống tới 5 năm.
Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Với hình dáng thanh khiết, cây lưỡi hổ phù hợp cho nhu cầu dùng làm trang trí cảnh quan trong nhà. Cây có khả năng thanh lọc không khí và công dụng chữa bệnh rất tốt nên được tận dụng để trồng trong văn phòng, công ty và xung quanh vườn.
Trang trí nội thất cảnh quan
Cây có thể được đặt trong phòng khách, phòng đọc sách hoặc phòng ngủ giúp ngôi nhà được thoáng khí và cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Nhiều người đặt cây ngoài ngoài ban công, trong sân vườn để tạo không gian xanh mát cho toàn bộ ngôi nhà.
Thanh lọc không khí – khả năng loại bỏ độc tố
Theo công bố trong danh sách các loại cây có khả năng thanh lọc không khí của NASA, sự hiện diện của cây lưỡi hổ đáng chú ý. Có khả năng hấp thụ đến 107 chất gây ô nhiễm, độc tố và trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư cần biết như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit… và các loại chất do các thiết bị điện tử thải ra.
Tương tự như các loại cây thuộc thực vật CAM, lưỡi hổ còn có khả năng hấp thụ carbon dioxide và thải khí oxi vào ban đêm.
Cây lưỡi hổ & công dụng chữa bệnh
Bên cạnh dùng trang trí, loại cây này còn được dùng làm thuốc như:
Chữa lành vết bỏng da – giảm dị ứng cho da
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi da bị bỏng rộp hoặc cháy nắng, dùng cây lưỡi hổ bôi vào sẽ rất hiệu quả, nhất là vết thương nhỏ có diện tích hẹp.
Có thể giống như cây nha đam, gel của cây chứa etyl axetat (kháng khuẩn, gây ức chế sự phát triển của E. coli, S. aureus). Bên cạnh đó còn bổ sung vitamin và nước làm dịu làn da bị bỏng, ngăn chặn hoại tử và giúp phục hồi tái tạo làn da bị tổn thương nhanh chóng và an toàn.
chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ còn được điều chế làm các loại kem dưỡng da, kem chống nắng. Công dụng làm sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Chữa hen suyễn
Với người có bệnh hen suyễn, sử dụng gel từ cây lưỡi hổ pha vào nước nóng và hít lấy hơi nước đang bốc lên. Việc này giúp cho các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài, hỗ trợ hô hấp thuận lợi hơn.
Chữa các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa
Aloin, aloe-emodin và barbaloin có trong lá lưỡi hổ giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa. Người ta dùng lá này để làm nước ép uống, trị chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu và ợ hơi; Nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong.
Hơn nữa, nó còn giúp mở rộng thêm 40% kích thước các tuyến ức – là nơi sản xuất các tế bào miễn dịch, nên là trợ thủ đắc lực cho hệ thống đường ruột; Tăng cường khả năng hấp thụ của đường ruột do chứa hàm lượng lớn các enzym giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn các chất dinh dưỡng.
Chữa viêm loét dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori theo nghiên cứu của Chung JG Wang, nó cũng là một trong các thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày. Aloe Emodin có trong Lưỡi hổ có khả năng làm tê liệt vi khuẩn của Helicobacter hỗ trợ dạ dày không bị viêm loét và co bóp đều hơn.
Chữa hôi miệng
Với mùi thơm dễ chịu và đặc trưng khi được dùng làm thảo dược, công dụng kháng khuẩn của mình, gel cây lưỡi hổ thường được sử dụng để làm nước súc miệng giảm sâu răng, hôi miệng và các chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Theo phong thủy cây lưỡi hổ có ý nghĩa như thế nào? Cây lưỡi hổ trong được dân gian được xem là lá bùa hộ mệnh, được biết sẽ giúp gia chủ phòng trừ được ma quỷ, tà ma quấy rầy. Tránh được những điều xui xẻo, và còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ như cọp, không ngại đương đầu và vượt qua khó khăn dễ dàng.
Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào?
Theo quan niệm dân gian, lưỡi hổ phù hợp với người thuộc tuổi Ngọ. Người có tuổi này, khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ phát huy được sự may mắn, tài vận theo hướng tích cực. Giúp cho sự nghiệp, tiền tài và danh vọng luôn thuận lợi, ít gặp trắc trở.
Đối với việc kinh doanh và làm ăn cũng được nhiều thuận lợi hơn, thu được lợi nhuận cao và vượng khí đi lên. Trong cuộc sống hôn nhân có nhiều cơ hội gặp may mắn, vợ chồng hạnh phúc, con cháu ngoan ngoãn.
Hướng dẫn cách trồng chăm sóc cây lưỡi hổ
Để có thể trồng và chăm cây tốt, bạn đọc qua các hướng dẫn Cách trồng cây lưỡi hổ sau đây nhé!
Cách trồng cây lưỡi hổ – nhân giống
Nhân giống cây gồm các bước như sau:
Đất trồng
Bạn có thể trồng trức tiếp vào đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng. Nếu trồng cây trong chậu, nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Trước khi trồng, tiến hành trộn đất với mùn trấu, xơ dừa, vỏ thông, rơm mục và phân chuồng ủ mục. Ử phân trong khoảng 1 – 2 tuần.
Lưỡi hổ có 2 cách cơ bản để nhân giống là tách bụi và giâm cành.
Cách trồng cây lưỡi hổ -Tách bụi
Cách trồng cây lưỡi hổ này khá đơn giản và hiệu quả mang lại rất cao. Cây sinh trưởng nhanh và chất lượng cây con tốt.
- Chọn cây mẹ đang phát triển tốt
- Tách cây và lấy 1 phần gốc có cây con đang mọc
- Nên đợi cây con lớn có từ 2 lá xanh thì có thể tiến hành tách.
Nên tiến hành tách bụi vào thời điểm vào hè, khi nhiệt độ bắt đầu tăng sẽ giúp cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Cách trồng cây lưỡi hổ – Giâm cành
Lựa chọn cây mẹ đang sinh trưởng phát triển tốt; Không bị nhiễm sâu bệnh.
- Chọn các lá non to khỏe, có màu sắc đẹp và cắt sát gốc
- Cắt đoạn thành từng khúc nhỏ 10-15cm, để trong mát khoảng 4 – 5 giờ chờ khô bớt nước.
- Giâm ½ chiều dài các đoạn vừa rồi xuống đất đã chuẩn bị từ trước, và đặt cây ở những có nắng nhẹ.
Cách khác, có thể giâm cành lưỡi hổ vào nước, chờ khi nhánh ra rễ mới đem trồng vào đất. Cách này giúp theo dõi được sự phát triển rễ cành giâm, nhưng phải thay nước thường xuyên sẽ tốt hơn để tránh nhánh bị thối, úng nước.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ hiệu quả nhất
Lưỡi hổ có sức sống mãnh liệt và tồn tại được trong các môi trường không thuận lợi. Việc chăm sóc khá dễ dàng và không mất nhiều thời gian.
Nước tưới
Cây có thể chịu được khô hạn nhưng chịu ngập úng lại rất kém. Tốt nhất bạn không nên tưới quá nhiều nước, sẽ làm hư rễ, dần dần cây sẽ chết vì bị dư nước. Thông thường chỉ nên tưới 1 lần/ 1 tuần và tưới vừa đủ trên bề mặt đất.
Khi tưới chiên cũng chỉ tưới ở phần đất xung quanh gốc, không tưới thẳng trực tiếp lên lá hoặc thân cây.
Phân bón
Định kỳ 2 tháng/ 1 lần bón cho cây một hàm lượng phân hữu cơ thích hợp, khi bón cũng chỉ bón xung quanh về mặt gốc.
Nhiệt độ
Cây sinh trưởng và phát triển rất tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 16 – 28 độ C, nếu đặt cây trong phòng lạnh, cách 2 ngày nên đem cây đi sưởi nắng 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Tưới quá nhiều nước hoặc bạn để cây ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính cây gặp bệnh. Các bệnh hay gặp là: các loại côn trùng, sâu, nhện tấn công cây, hút nhựa và làm xuất hiện các đốm trên lá. Bạn có thể rửa sạch bằng cồn, hoặc lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.
Tóm lại, cách trồng cây lưỡi hổ không khó cũng như cách chăm sóc. Tuy nhiên bạn lưu ý là giống cây này có tính độc nhẹ, nếu như bạn muốn đặt cây trong nhà hãy tránh xa trẻ em.